Phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ từ lâu đã được xem là cách chữa bệnh rất hữu ích. Tuy nhiên có nhiều người luôn băn khoăn về ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có tốt không? Cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ngồi thiền chữa mất ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng
Ngồi thiền chữa mất ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có tốt không?

Ngồi thiền là phương pháp giúp cho tâm an, loại bỏ muộn phiền đồng thời giúp thư giãn mọi bộ phận trên cơ thể. Cho đến hiện nay thì thiền được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống, điển hình như bộ môn Yoga, võ thuật. Vậy ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có tốt không?
Theo các chuyên gia khoa thần kinh, ngồi thiền mang lại nhiều tác dụng giúp khắc phục những triệu chứng của bệnh mất ngủ, căng thẳng, lo âu và trầm cảm… 
Phương pháp này dựa trên tư thế nhằm tạo áp lực xuống phần dưới của cơ thể. Khi đó, khiến cho dòng năng lượng đi ngược lên cột sống và hệ thần kinh trung ương. Từ đó người bệnh sẽ có cảm giác thư giãn và nghỉ ngơi rất tốt để tác động lên các xung thần kinh quanh não. Phương pháp ngồi thiền nếu được thực hiện đúng cách và thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt để khắc phục chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ sao cho đúng cách

Như chúng tôi đã nói, phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ cần phải được thực hiện đúng cách thì mới đạt hiệu quả tốt. Theo đó thì bạn nên áp dụng theo từng bước chúng tôi hướng dẫn sau đây:
Hãy chọn một không gian yên tĩnh để ngồi thiền
Hãy chọn một không gian yên tĩnh để ngồi thiền

1. Chuẩn bị ngồi thiền

  • Chọn không gian yên tĩnh: Nguyên tắc khi ngồi thiền là bạn cần chọn một nơi yên tĩnh để nâng cao sự tập trung. Hãy tắt mọi thiết bị âm thanh trong nhà để tập trung cho việc ngồi thiền. Để giúp tăng cảm giác thư giãn thì bạn có thể sử dụng tinh dầu, nến thơm đồng thời ánh sáng trong phòng tập.
  • Sử dụng nệm ngồi: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ thường kéo dài ít nhất khoảng từ 15 – 30 phút do vậy bạn nên chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất. Cụ thể bạn hãy chọn một tấm nệm nhỏ để bớt cảm giác ê mỏi khi ngồi thiền.
  • Chọn đồ thoải mải: Việc ngồi thiền cần sự tập trung, tránh bị phân tâm. Do vậy để giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hãy chọn cho mình bộ đồ thoải mái nhất nhé.

2. Giai đoạn ngồi thiền

Hãy tập trung vào nhịp thở khi thiền
Hãy tập trung vào nhịp thở khi thiền
Bị mất ngủ có thể chữa khỏi được không? Bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp thiền. Về tác dụng của việc ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ chủ yếu dựa trên việc mang lại cảm giác thư giãn, giảm thiểu áp lực, mệt mỏi… Thời gian đầu khi tập luyện chắc chắn sẽ khiến bạn gặp phải khó khăn. Nhưng nếu như quen dần thì phương pháp này thực sự hữu ích không chỉ người cao tuổi và cả những người trung niên. Bạn cần chú ý đến những điều dưới đây khi ngồi thiền:
  • Giữ tư thế thẳng lưng trên tấm nệm, bạn có thể xếp hai chân chéo qua nhau để giữ thăng bằng tốt hơn;
  • Đặt hai tay lên phần đầu gối hoặc đùi sau đó thả lỏng cơ thể và tay;
  • Nên chú ý đến một số bộ phận như cằm cúi nhẹ đồng thời nhắm mắt để tránh xao nhãng, phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài;
  • Giữ tư thế ở trên trong khoảng từ 5 – 10 phút, thực hiện bằng cách đặt giờ. Sau này khi tập quen dần thì bạn có thể tăng thời gian lâu hơn;
  • Hít thở bằng mũi để đảm bảo cho sự tịnh tâm tốt nhất;
  • Điều quan trọng nhất khi ngồi thiền đó là tập trung vào nhịp thở, bạn nên thực hiện nhịp thở nhịp nhàng. Giai đoạn này giúp cho não bộ của bạn có thể loại bỏ mọi căng thẳng, lo lắng đồng thời suy nghĩ lạc quan lên;
  • Trong khi ngồi thiền, bạn có thể định hướng những suy nghĩ của mình về một vấn đề khác như gia đình, công việc ..  Đồng thời đếm nhịp thở để tập trung hơn cho việc ngồi thiền và tịnh tâm của mình.
Trên đây là bài viết chia sẻ về ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc của mình. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được https://cachtrichungmatngu.blogspot.com/ giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở các chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn. Chúc bạn sức khỏe tốt!
Nguồn: Gnite.com.vn